DetailController

Hội nghị công chức, người lao động Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước năm 2025

Chiều ngày 15/4, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tổ chức Hội nghị công chức, người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, đồng thời phát huy vai trò của cán bộ, công chức, người lao động trong việc xây dựng cơ quan vững mạnh, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm và hiệu quả.

Đổi mới tư duy, nâng cao năng lực để phát triển thị trường nội địa hiệu quả

Trước khi bước vào nội dung chính của Hội nghị, Cục trưởng Trần Hữu Linh đã dành thời gian trao đổi với toàn thể công chức, người lao động về định hướng Kế hoạch công tác của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước trong năm 2025.

Theo Cục trưởng, để thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, cần tập trung vào bốn lĩnh vực trọng tâm: hoàn thiện chính sách pháp luật; nâng cao năng lực cho doanh nghiệp; tăng cường giám sát thị trường và xúc tiến thương mại; phát triển hạ tầng thương mại.

Cục trưởng Trần Hữu Linh trao đổi tại Hội nghị về định hướng công tác năm 2025

Cục trưởng Trần Hữu Linh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc hoàn thiện chính sách và pháp luật – một nhiệm vụ được đánh giá là khó và đòi hỏi nhiều công sức do khối lượng công việc lớn và cho rằng, đây chính là thời điểm thuận lợi để xây dựng, hoàn thiện hạ tầng pháp lý đồng bộ. Đồng thời, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm quy trình không cần thiết và ban hành các chính sách mang tính đột phá nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong công tác quản lý và phát triển thị trường.

Hiện nay hệ thống chính sách phát triển thị trường nội địa đã khá đầy đủ, tuy nhiên trong thời gian tới cần tập trung vào một số nội dung, điển hình như: Chiến lược phát triển thị trường trong nước; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn phân loại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; tiêu chuẩn cho trung tâm logistics; quy định về ghi nhãn “Made in Vietnam”; cơ chế nhượng quyền thương mại; và báo cáo thị trường trong nước thường niên. Đặc biệt, các chính sách này cần được rà soát, cập nhật kịp thời để phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu mới của thị trường.

Về phát triển hạ tầng thương mại, cần tập trung thúc đẩy các trung tâm logistics, mô hình outlet cả trực tuyến và trực tiếp. Đồng thời, mở rộng mạng lưới điểm bán hàng, hoàn thiện hệ thống bán lẻ, phân phối hàng hóa và kho lưu trữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường nội địa.

Hiện nay, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đang triển khai nhiều chương trình trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển thị trường như: phát triển thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; xây dựng hạ tầng thương mại khu vực biên giới; chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2023; đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản; chương trình OCOP; bảo đảm an toàn thực phẩm; vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; các chương trình khuyến mại định kỳ, kích cầu tiêu dùng...


 

Tuy nhiên, theo Cục trưởng Trần Hữu Linh, để các hoạt động này phát huy hiệu quả, cần đổi mới cách nghĩ, cách làm. Ông nhấn mạnh: “Cục cần chủ động định hướng, đóng vai trò chủ trì trong các chương trình lớn và đa dạng hóa các hoạt động phát triển thị trường.”

Để đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường trong giai đoạn mới, cần đa dạng hóa các hoạt động thông qua tổ chức hội nghị, đào tạo, tập huấn, đẩy mạnh truyền thông và trưng bày hàng hóa. Đáng chú ý, Cục đang nỗ lực phát huy vai trò của Phòng trưng bày sản phẩm tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), với mục tiêu xây dựng nơi đây thành địa điểm giới thiệu sản phẩm hàng Việt được du khách và người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

Một trong những trọng tâm là phát triển thương mại điện tử (TMĐT), hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên các sàn giao dịch TMĐT, và triển khai sàn TMĐT chuyên biệt cho tiêu thụ nông sản.


 

Song song với đó, vai trò của Tổ điều hành thị trường trong nước tiếp tục được triển khai nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá cả, theo dõi sát biến động giá các mặt hàng thiết yếu. Cục cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ cao để phục vụ công tác phân tích, ra quyết định và nâng cao hiệu quả quản lý.

Trong quản lý các mặt hàng kinh doanh có điều kiện, Cục định hướng tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, điện tử hóa các quy trình nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Đồng thời, công tác kiểm tra chuyên ngành tiếp tục được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ triển khai 100 cuộc kiểm tra độc lập, do Phòng Chính sách – Pháp chế chủ trì xây dựng và thực hiện.

Đối với công tác quản lý thị trường, Cục trưởng Trần Hữu Linh đặc biệt nhấn mạnh việc kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hành vi vi phạm trên nền tảng TMĐT. Ông yêu cầu định hướng lại hoạt động của phòng nghiệp vụ quản lý thị trường, nâng cao chất lượng công tác tham mưu và hiệu quả báo cáo.

Trong thời gian tới, Cục trưởng cho rằng cần đặt ưu tiên cao cho công tác nghiên cứu, tái cấu trúc hệ thống thông tin và tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý. “Phải có những giải pháp đột phá, dám nghĩ, dám làm, đặc biệt trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến”.

“Toàn đơn vị phải thể hiện được vai trò dẫn dắt, tiên phong, nâng cao chất lượng tham mưu, chủ động, nhanh chóng, kịp thời, đoàn kết vì việc chung, vì tập thể” Cục trưởng yêu cầu.


Phó Cục trưởng Phan Văn Chinh phát biểu tại Hội nghị


Phó Cục trưởng Hoàng Ánh Dương phát biểu tại Hội nghị


Phó Cục trưởng Bùi Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đồng chí Phó Cục trưởng Phan Văn Chinh, Hoàng Ánh Dương, Bùi Nguyễn Anh Tuấn đã đề xuất nhiều biện pháp nhằm phát huy hiệu quả vai trò của nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp phát triển thị trường trong nước, góp phần hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao cho toàn ngành Công Thương trong năm 2025.

Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ, chăm lo đời sống công chức, người lao động gắn với hoạt động an sinh xã hội

Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết hội nghị công chức, người lao động năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 và tình hình thực hiện quy chế dân chủ năm 2024 của Công đoàn Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, đồng chí Nguyễn Trọng Trai, Phó Chủ tịch Công đoàn Cục cho biết, trong năm 2024, các đơn vị trực thuộc và công đoàn viên nghiêm túc thực hiện Quy chế văn hóa công sở, Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy trình xử lý công việc theo quy định của Bộ Công Thương. Việc thực hiện nghiêm các quy chế này góp phần nâng cao hiệu quả công tác, đề cao trách nhiệm công chức, đồng thời phòng chống tham nhũng, phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.


 

Các nội dung về tài chính, công tác cán bộ, kê khai tài sản được công khai minh bạch theo đúng Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan. Công tác dân chủ trong quan hệ với công dân và các tổ chức bên ngoài cũng được chú trọng, gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, bố trí cán bộ phù hợp năng lực, cải tiến lề lối làm việc theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chống quan liêu, lãng phí, cửa quyền và tham nhũng.

Trong năm, hai đơn vị đã tổ chức nhiều hội nghị, cuộc họp giao ban, tạo điều kiện để công chức phát huy quyền dân chủ, tham gia góp ý, đề xuất nhằm cải thiện điều kiện làm việc. Nhờ đó, không khí làm việc trở nên tích cực, trách nhiệm hơn, góp phần hạn chế đơn thư khiếu nại, tố cáo và đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của cơ quan.

Công đoàn đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, người lao động như: duy trì bếp ăn trưa, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, hỗ trợ các trường hợp khó khăn, tặng quà nhân các dịp lễ, tổ chức các chương trình dành cho nữ công chức và con em người lao động vào các dịp 8/3, 20/10, Tết Thiếu nhi, Trung thu...


Đồng chí Nguyễn Trọng Trai, Phó Chủ tịch Công đoàn báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết hội nghị công chức, người lao động năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 và tình hình thực hiện quy chế dân chủ năm 2024 của Công đoàn Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Trước thiệt hại do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão Yagi gây ra tại các tỉnh phía Bắc, Công đoàn đã phát động phong trào ủng hộ với tổng trị giá gần 1,9 tỷ đồng. Đồng thời phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức chương trình hỗ trợ trang thiết bị cho nhà văn hóa xã An Thắng (huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn), đóng góp kinh phí xây dựng đường giao thông tại thôn Tân Hợi và tặng quà cho các hộ nghèo trong khu vực.

Thực hiện quy chế dân chủ, chăm lo đời sống công chức người lao động, năm 2025, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước tiếp tục phối hợp với chính quyền rà soát lại các Nội quy, Quy chế của cơ quan để sửa đổi, điều chỉnh ban hành mới cho phù hợp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành chung của cơ quan, đơn vị. Gắn thực hiện quy chế dân chủ với công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Mỗi công chức, người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc để tiết kiệm sử dụng tối đa về biên chế nhằm tăng thu nhập cho công chức, người lao động. Có ý thức trong thực hành tiết kiệm chống lãng phí, trong sử dụng các trang thiết bị, máy móc, tài sản,... Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong cơ quan, chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy chế của cơ quan đã đề ra.


 

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tính năng động, sáng tạo, cống hiến của cán bộ, công chức, người lao động trong toàn đơn vị. Tham gia hưởng ứng tích cực các phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Xây dựng người cán bộ công chức Trung thành Tận tụy, Gương mẫu, Sáng tạo”; “Xanh, sạch, đẹp, xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa”.

Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho đoàn viên; đề xuất, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách của Thủ trưởng cơ quan đối với công chức, người lao động; phát huy tinh thần làm chủ, bình đẳng, phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch cho công chức, người lao động, đoàn viên Công đoàn,… nhằm tạo điều kiện cho công chức, người lao động yên tâm công tác, gắn bó với tập thể, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Báo cáo tình hình hoạt động của Ban Thanh tra năm, đồng chí Nguyễn Duy Khương, Trưởng ban cho biết, trong năm 2024, các chế độ chính sách đều được thực hiện đúng quy định, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công chức và người lao động về tất cả các mặt như điều kiện làm việc, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, người lao động. Về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, người đứng đầu và tập thể lãnh đạ cơ quan đã quan tâm chỉ đạo, bám sát quy định về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nhiều quy định, quy chế đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời theo quy định.


Đồng chí Nguyễn Duy Khương thay mặt Ban Thanh tra nhân dân báo cáo tình hình hoạt động của Ban trong năm 2024

Để động viên công chức, người lao động phát huy các mặt mạnh, chủ động hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ, Ban Thanh tra nhân dân kiến nghị Đảng ủy Cục, Lãnh đạo Cục, Công đoàn cơ quan tiếp tục sâu sát trong bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng đối với đảng viên, công chức; quan tâm nâng cao điều kiện làm việc, hỗ trợ công chức làm việc để đáp ứng việc chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước; hướng dẫn, hỗ trợ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong xử lý công việc. Tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, người lao động.

Đối với công chức, người lao động, Ban Thanh tra nhân dân cũng kiến nghị thường xuyên cập nhật, thực hiện nghiêm quy chế, quy định công tác; rà soát văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động công vụ được giao để thực thi nhiệm vụ đúng quy định. Chủ động hơn nữa trong tham mưu, đề xuất xử lý công việc, góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


 


 


 


 


Các ý kiến phát biểu tham luận tại Hội nghị

Tại Hội nghị, Đoàn Chủ tịch cũng ghi nhận thêm nhiều ý kiến phát biểu của các công chức liên quan đến cấp phát ngân sách, kế hoạch kiểm tra kiểm soát thị trường cũng như các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các phòng.


 


Trong khuôn khổ chương trình hội nghị, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã tổ chức bầu Ban Thanh tra Nhân dân nhiệm kỳ 2025 – 2027

Trong khuôn khổ chương trình hội nghị, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã tổ chức bầu Ban Thanh tra Nhân dân nhiệm kỳ 2025 – 2027. Kết quả, 05 đồng chí được tín nhiệm bầu vào Ban, gồm: đồng chí Lê Đình Bình (Phòng Nghiệp vụ QLTT); đồng chí Nguyễn Duy Khương (Phòng Chính sách – Pháp chế); đồng chí Đào Duy Thanh (Phòng Hạ tầng thương mại); đồng chí Ngô Thị Thanh Thủy (Phòng Quản lý kinh doanh xăng dầu và khí); đồng chí Lưu Cẩm Vân (Phòng Dự báo và Cân đối cung cầu).


Ban Thanh tra Nhân dân Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2025 - 2027

Ban Thanh tra Nhân dân nhiệm kỳ mới được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò giám sát, góp phần xây dựng môi trường làm việc dân chủ, minh bạch và hiệu quả.


Đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Phó Cục trưởng, Chủ tịch Công đoàn Cục phát động phong trào thi đua năm 2025


Công đoàn Cục ký giao ước thi đua với Đại diện chính quyền Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Kết thúc hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Bình – Phó Cục trưởng, Chủ tịch Công đoàn Cục – đã phát động phong trào thi đua năm 2025 và ký giao ước thi đua với đại diện chính quyền. Hoạt động này nhằm khẳng định quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, kế hoạch được giao trong năm 2025, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành.

Quyên Lưu
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc